Thực trạng sử dụng điện năng ở miền Nam
Miền Nam vốn là khu vực “đầu tàu kinh tế”, chiếm tới 50% GDP quốc gia. Khi bước vào giai đoạn hội nhập cao thì đây là khu vực có khả năng phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc phát triển như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cung ứng điện, bởi đây là nguồn năng lượng - đầu vào quan trọng của các ngành kinh tế.
Theo báo cáo của EVN về khả năng thực hiện quy hoạch điện VII điều chỉnh (vừa được Thủ tướng thông qua đầu năm 2016), trong lúc toàn hệ thống điện quốc gia và điện ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung luôn đảm bảo đủ công suất đáp ứng nhu cầu điện, thậm chí có dự phòng, nhưng hệ thống điện miền Nam lại không thể tự cân đối cung cầu nội miền.
Theo EVN, Miền Nam đã và nhiều khả năng vẫn phải nhận “chi viện” điện từ miền Bắc, miền Trung đến năm 2030.Trước những lo ngại của chuyên gia kinh tế trước thực trạng “chênh lệch” nguồn cung ứng điện tại chỗ, ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương khẳng định, Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có tính đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án điều chỉnh (tại Quyết định số 428/QĐ-TTg) đã tính đến việc bổ sung thêm nguồn điện cho miền Nam, tập trung xây dựng các trung tâm điện lực ở khu vực miền Nam nhằm cân bằng nội bộ khu vực.
Do các dự án phát triển nguồn điện khu vực phía Nam chậm tiến độ, nguồn dự phòng thấp nên giải pháp đảm bảo điện cho khu vực này vẫn là truyền tải qua hệ thống đường dây 500kV từ miền Bắc và miền Trung vào cung ứng cho miền Nam.
Theo ông Đinh Thế Phúc, truyền tải điện từ Bắc vào Nam tiếp tục là phương án đảm bảo cấp điện cho miền Nam trong những năm tới đây. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện đồng nhất nên hệ thống truyền tải thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau.
Hiện nay, đường dây 500kV từ miền Trung vào miền Nam đã có 3 mạch, khả năng truyền tải lên đến 4000MW. Giữa miền Bắc và miền Trung hiện nay đang là 2 mạch và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang có kế hoạch triển khai tiếp đường dây 500kV mạch 3 từ miền Bắc vào, cụ thể là từ khu vực Vũng Áng đến Pleiku nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho năm 2017. Đó là chưa kể hệ thống ĐZ 220kV đã liên kết vùng với nhau nên sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc này.
Đại lý phân phối dây cáp điện miền Nam
Trong đó có những cái tên quen thuộc như dây cáp điện Thịnh Phát, dây cáp điện Cadivi, dây cáp điện Daphaco… Đa số những hãng sản xuất dây cáp điện nói trên luôn nhận được lòng tin của khách hàng bởi chất lượng mà nó mang lại cũng như giá thành phải chăng.
Hệ thống dây cáp điện trên đã hổ trợ tích cực cho việc chuyển tải điện năng, góp phần hạn chế tình trạng thiếu điện tại các tỉnh miền Nam khi mà mật độ sử dụng quá cao. Đặc biệt, đây đều là những sản phẩm chất lượng do đó nó đáp ứng được mức độ, cường độ làm việc cao trong quá trình chuyển tải điện năng trong các hoạt động công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng.
Hiện nay, có rất nhiều đại lý ở miền Nam phân phối các mặt hàng dây cáp điện, trong đó đại lý dây cáp điện HOÀNG PHÁT LIGHTING được xem là một trong những nhà phân phối dây cáp điện được ưa chuộng nhất vì những sản phẩm ở đây rất đa dạng, luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như đúng với mức giá mà thị trường đưa ra nhất.
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ về đại lý dây cáp điện phân phối chính hãng HOÀNG PHÁT LIGHTING:
Công ty TNHH thiết bị điện và chiếu sáng Hoàng Phát
Địa chỉ: 96/5K Đặng Thuỳ Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
Hotline: 0908 25 25 11
Website: https://dailydaycapdien.com/
HOÀNG PHÁT LIGHTING